Sự nghiệp kinh doanh Trịnh Văn Bô

Do điều kiện gia đình, ông được học hành tử tế, sử dụng được tiếng Anhtiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, thay vì sang Pháp học như người anh trai[3], ông lại được cha giữ lại để đào tạo thành người kế thừa sản nghiệp. Bấy giờ, hiệu buôn Phúc Lợi ở số 7 Hàng Ngang và do mẹ của ông làm quản lý. Sau khi lập gia đình năm 1932, ông được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa tên hiệu Phúc Lợi[4].

Những ngày đầu cụ khởi nghiệp chỉ bằng 30 ngàn Đông Dương nhưng nhờ tính cần cù, cẩn thận và tiết kiệm, cộng với uy tín đã được cha ông chuyển nhượng lại từ đời trước nên việc kinh doanh của gia đình ngày càng lớn mạnh dần. Khi đã tạo được thương hiệu thì các thương nhân đều rất tin tưởng. Cụ Bô cho biết thêm, hồi còn nhỏ, ở gần nhà có phiên chợ tơ, 5 ngày họp một lần nên cụ rất thích, khi mua về rồi bán lại, mỗi lần được lãi một đến hai hào. Cứ mua đi bán lại rồi quen người nọ, người kia nên việc buôn bán dễ dàng hơn rất nhiều. [5]

Với những sản nghiệp ban đầu, hai vợ chồng ông đã kế thừa và nhanh chóng phát triển hiệu buôn Phúc Lợi, trở thành một nhà tư sản lớn thời bấy giờ. Hiệu buôn Phúc Lợi sản xuất và buôn bán tơ lụa sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan, thậm chí có giao dịch buôn bán với thương nhân Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ấn Độ, Trung QuốcNhật Bản[6].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh Văn Bô http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42026386 http://www.tuanvietnam.net/2009-08-30-chuyen-ve-mo... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/10/3ba218a... http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Gap-lai-nu-doanh-... http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Chi... http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baivietdo... http://baotintuc.vn/472N20110901114411843T0/tro-la... http://dantri.com.vn/su-kien/can-canh-con-duong-se... http://dddn.com.vn/6722cat123/phat-bieu-cua-phu-nh... http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phong-su-Ky-su/5...